Trong bài viết trước, KIC đã giới thiệu 5 trên tổng số 8 lĩnh vực chính của ngành Thiết kế đồ họa. Cùng tiếp tục khám phá các phần còn lại và hình dung xem đâu sẽ là “bến đỗ” của mình nhé.
6. Thiết kế đồ họa chuyển động - Motion Graphic Design
Motion graphics là sự kết hợp giữa motion (chuyển động) và graphic (đồ họa). Hay nói một cách dễ hình dung nhất, những bộ phim hoạt hình bạn từng xem qua cũng là một hình thức của thiết kế đồ họa chuyển động.
Được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi từ năm 2018 cho đến tận thời điểm hiện tại, các sản phẩm motion graphics đã trở thành một xu hướng thời thượng, không chỉ được ứng dụng trong phim ảnh mà còn trong cả giáo dục, quảng cáo, bán hàng…
Để làm được một sản phẩm motion graphics tốt, bạn sẽ cần một số phần mềm làm “cánh tay đắc lực” như:
- Adobe After Effect
- Adobe Flash
- Max/MSP
- Apple Quartz Composer
- Autodesk Combustion
- ...
7. Thiết kế đồ họa không gian - Environment Graphic Design
Có bao giờ bạn “mắt chữ A mồm chữ O” khi nhìn thấy không gian làm việc vô cùng sáng tạo, độc đáo của những doanh nghiệp lớn như Google, Shoppe…? Từ cảnh quan, nội thất, cách bài trí lối đi, bảng chỉ dẫn đến những bức tranh truyền động lực trên tường… đều là những sản phẩm của thiết kế đồ họa không gian.
Do đó, đây là lĩnh vực kết hợp đa ngành, giữa thiết kế đồ họa, kiến trúc, cảnh quan nội thất & ngoại thất. Để làm tốt trong lĩnh vực này, designer không những cần phải biết cách đọc các bản vẽ kiến trúc, am hiểu về phối cảnh mà còn cần vận dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về đồ họa.
Bạn có thể nhìn thấy sản phẩm của lĩnh vực thiết kế không gian ở đâu?
- Bảng chỉ dẫn
- Tranh treo tường
- Không gian làm việc tại các doanh nghiệp
- Không gian tổ chức hội thảo, sự kiện
- Nội thất & không gian bài trí gian hàng
[caption id="attachment_9352" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế đồ họa thổi vào không gian văn phòng một nguồn năng lượng & sức sống mới, giúp kích thích tinh thần và khả năng sáng tạo[/caption]
8. Thiết kế đồ họa cho game
Tương tự lĩnh vực motion graphics, thiết kế đồ họa trong mảng game online cũng là một trong những “miếng bánh” ngon nhất. Không chỉ ở mức lương cao vượt so với các mảng khác hay nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn, mà thiết kế đồ họa cho game còn “cool ngầu” vì những nhân vật, bối cảnh, câu chuyện do bạn sáng tạo ra có thể trở thành một huyền thoại và góp phần lớn làm nên thành công của cả trò chơi.
[caption id="attachment_9351" align="aligncenter" width="800"] Trở thành designer trong lĩnh vực thiết kế đồ họa game cần am hiểu về bố cục, tỷ lệ, màu sắc… và khả năng hội họa[/caption]
Nhìn chung, thiết kế đồ họa game là tạo ra hình ảnh nhân vật, nhà cửa, vật phẩm, môi trường, không gian trong game. Trong lĩnh vực này, nếu bạn có kỹ năng vẽ tay tốt sẽ có nhiều “đất diễn” hơn. Vì dĩ nhiên, hình ảnh càng thu hút & bắt mắt, người chơi game càng có trải nghiệm tốt và hứng thú với trò chơi của bạn.
Nhưng nếu số “hoa tay” của bạn có giới hạn thì cũng đừng lo lắng.
>> Đọc thêm bài viết dưới đây để cảm thấy “vững tin” hơn nhé: Ngành Thiết kế đồ họa: phải vẽ đẹp mới được?
Làm sao để biết mình hợp với lĩnh vực nào trong ngành Thiết kế đồ họa?
Vốn đã yêu thích và có đam mê theo đuổi ngành thiết kế đồ họa nhưng chưa định hình rõ ràng được con đường sự nghiệp trong tương lai, việc trước tiên bạn cần làm chính là: cứ học đã.
Bởi trong quá trình học, khám phá và tìm hiểu sâu vào những nguyên lý thiết kế, công cụ hỗ trợ đồ họa… bạn sẽ dần nhìn thấy khả năng và sở thích của mình cụ thể hơn.
Hơn nữa, ngoài 8 lĩnh vực chính bài viết đã giới thiệu, trên thực tế ngành thiết kế đồ họa còn có rất nhiều mảng & nhánh công việc khác.
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết trên website kent.edu.vn hoặc Fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé!
>> Xem thêm: 5 tín hiệu cho thấy bạn và ngành Thiết kế đồ họa là định mệnh của nhau
Học thiết kế đồ họa ở trường nào?
Vì đã trở thành một ngành thiết yếu không thua kém các khối kinh tế hay marketing, công nghệ thông tin, hầu hết các trường cao đẳng, đại học hiện nay đều có đào tạo ngành thiết kế đồ họa.
Nếu chọn theo các trường đại học, bạn thường mất một khoảng thời gian dài hơn 4 năm và đi chuyên sâu vào các nền tảng lý thuyết, nguyên lý thiết kế… Thay vào đó, con đường ngắn hơn mà bạn có thể chọn chính là hệ Cao đẳng.
Với lợi thế tiết kiệm thời gian học chỉ còn khoảng 2 năm (6 học kỳ), toàn bộ các môn học chính của hệ Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa đều tập trung giảng dạy kỹ năng song song với tìm hiểu lý thuyết, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp “vững kiến thức, chắc tay nghề”.
[caption id="attachment_9349" align="aligncenter" width="800"] Ngành Thiết kế đồ họa là một trong những “ngành đinh” tại KIC - Cao đẳng Quốc tế Kent[/caption]
Tìm hiểu thêm về ngành Thiết kế đồ họa số tại KIC – Cao đẳng Quốc tế Kent:
- Hầu hết giảng viên tại KIC đều đang công tác tại các agency, bộ phận Thiết kế đồ họa tại các doanh nghiệp lớn
- Sinh viên KIC có đặc quyền thực tập & cơ hội nhận việc ngay sau khi ra trường tại các doanh nghiệp liên kết như Vietravel Holdings, TripU, Alta Media, Creatory, Boom Media
- Hơn 300 giờ thực hành trong các phòng lab được đầu tư bài bản, trang thiết bị tối tân