Không riêng ngành Thiết kế đồ họa mà bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, nếu chỉ nhất mực chọn học mà chưa hiểu rõ con đường mình sẽ đi, bạn sẽ rất dễ...đứt gánh giữa đường. Bài viết dưới đây chỉ ra một số sai lầm thường thấy của người học đồ họa, hãy xem và cùng tìm cách tránh nhé.
1/ Bắt đầu bằng việc đặt cho bản thân 1001 câu hỏi
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu và theo học thiết kế đồ họa, trước tiên hãy nghiêm túc ngồi xuống và tự đặt 1001 câu hỏi “Mình có thật sự thích ngành học này không? Vì sao mình thích? Vì mình đam mê hay có ai đó đã rủ rê nên...cứ học thôi? Mình có bao nhiêu tố chất tiềm năng để học đồ họa?”
Trả lời được hết những câu hỏi đó và vẫn có hơn 100% năng lượng quyết tâm theo đuổi ngành thiết kế đồ họa, điều tiếp theo bạn cần làm là chạy thật nhanh đến nói với bố mẹ: “Bố mẹ ơi, con muốn học ngành này!”
[caption id="attachment_9244" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế đồ họa nên học trường nào? Tự học, đến trung tâm hay chọn Cao đẳng?[/caption]
2/ Xác định phương pháp học tập
Việc đặt câu hỏi cho bản thân và trả lời được toàn bộ chứng tỏ bạn đã có đủ nghiên cứu, khám phá về ngành học. Bởi Thiết kế đồ họa là một trong những ngành sáng tạo hàng đầu trong những năm gần đây. Bạn có hàng trăm lựa chọn về hướng đi cho mình, từ học chuyên sâu tại các trường Cao đẳng, Đại học, đến các trung tâm ngắn hạn hay can đảm và quyết tâm hơn là tự học, tự mày mò.
Bất cứ lựa chọn nào cũng đều có những ưu & yếu điểm riêng. Phần ưu điểm chúng ta đã được nghe nói đến nhiều, và bạn cũng nên nắm rõ những mặt hạn chế để có thể chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất.
3/ Top các “vết xe đổ” thường thấy của người tự học ngành Thiết kế đồ họa
3.1. Lao vào học cách sử dụng công cụ mà bỏ quên kiến thức căn bản
Chắc bạn đã từng nhiều lần nghe nhắc đến Photoshop, Adobe Illustrator là những phần mềm mà bất cứ Designer nào cũng phải sử dụng. Tuy nhiên, chỉ biết cách sử dụng thôi là chưa đủ.
Hãy tưởng tượng các công cụ đó là cần câu, biết được cách dùng cần câu rồi nhưng nếu không học cách thả cần, cách quan sát… thì sẽ không có con cá nào chịu cắn câu của bạn đâu! Đừng vội lao vào học phần mềm mà trước tiên, hãy tìm hiểu thật kỹ về những kiến thức cốt lõi trong ngành thiết kế đồ họa như nguyên lý mỹ thuật đồ hoạ, ý tưởng thiết kế, thiết kế sáng tạo, bố cục, màu sắc…
[caption id="attachment_9243" align="aligncenter" width="800"] Học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?[/caption]
3.2. Học siêng năng nhưng không có lộ trình cụ thể
Kiến thức ngành Thiết kế đồ họa rất rộng, hơn nữa lĩnh vực này cũng được chia thành nhiều nhánh khác nhau như Graphic, UX/UI, animation… nên việc tiếp cận với kho tài nguyên khổng lồ trên các diễn đàn, internet sẽ rất dễ gây “hoa mắt” và khiến bạn rối tung lên.
Hơn nữa, việc không xác định được mình muốn học ở phân nhánh nào hay định hình vị trí công việc muốn làm trong tương lai, bạn sẽ rất dễ lạc đường.
3.3. Thiếu tính kỷ luật
Vì không bị thầy cô giao bài tập, deadline đè ngộp thở hay nếu thiếu đi một chút áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, bạn sẽ có xu hướng...để mai tính và vô tình tạo thói quen xấu, dẫn đến tình trạng trì trệ thời gian và kéo giảm chất lượng học.
4/ Bí kíp chọn học ngành Thiết kế đồ họa
Nếu đã đọc hết top 3 sai lầm thường mắc phải của những người tự học ngành Thiết kế đồ họa và chợt nhận ra bản thân có đến 99,9% khả năng lặp lại những điều trên, hãy nghiêm túc cân nhắc về việc chọn cho mình một ngôi trường chất lượng.
[caption id="attachment_9245" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế đồ họa nên học trường nào?[/caption]
Trả lời cho câu hỏi Thiết kế đồ họa nên học trường nào, bạn cần cân nhắc một vài điểm dưới đây:
4.1. Nắm được lộ trình học và các môn học chính
Trên website của các trường đại học, cao đẳng uy tín đào tạo ngành thiết kế đồ họa đều có đầy đủ thông tin chi tiết về lịch học tập, phân bổ các môn học chính theo từng học kỳ… Hãy dựa vào đó để định hình con đường học tập của mình trong 2 - 3 năm tới.
4.2. Nếu được, hãy tìm hiểu thông tin giảng viên
Một trong những sự khác biệt khi học thiết kế đồ họa ở trường so với tự học là chất lượng giảng viên. Không chỉ là lý thuyết, giảng viên sẽ là người cho bạn biết thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế và là người cầm tay chỉ việc trong suốt những giờ thực hành trên lớp.
4.3. Cơ sở vật chất cũng là một lợi thế
Bước chân vào ngành Thiết kế đồ họa đồng nghĩa với việc bạn và máy tính, chuột, bàn phím hay những phần mềm Photoshop, AI… sẽ trở thành “đôi bạn thân” từ suốt những năm học ở trường. Do đó, cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị được đầu tư hiện đại gần như là yếu tố then chốt, quyết định.
5/ Học ngành thiết kế đồ họa ở trường nào?
Ngoài những trường Đại học top đầu hiện nay như ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật… có mức chuẩn đầu vào tương đối khó, hay các trường dân lập lại có mức học phí quá đắt đỏ, các trường Cao đẳng có chất lượng và mức học phí vừa tầm là một lựa chọn nên cân nhắc.
[caption id="attachment_9242" align="aligncenter" width="800"] Cao đẳng Quốc tế Kent - KIC tại 219-221 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Bình Thạnh, TPHCM[/caption]Cao đẳng Quốc tế Kent - KIC là một trong số đó với Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa số:
- Hầu hết giảng viên tại KIC đều đang công tác tại các agency, bộ phận Thiết kế đồ họa tại các doanh nghiệp lớn
- Sinh viên KIC có đặc quyền thực tập & cơ hội nhận việc ngay sau khi ra trường tại các doanh nghiệp liên kết như Vietravel Holdings, TripU, Alta Media, Creatory, Boom Media
- Hơn 300 giờ thực hành trong các phòng lab được đầu tư bài bản, trang thiết bị tối tân
- Thời gian học ngắn: 2 năm (6 học kỳ, 4 tháng/học kỳ)
Tìm hiểu thêm về Thiết kế đồ họa số tại KIC – Cao đẳng Quốc tế Kent hoặc gọi đến Hotline 0938 361 456 để được tư vấn chi tiết, định hướng ngành nghề bạn nhé!