Các nhà quản lý luôn nắm vai trò rất quan trọng trong sự vận hành của một nhà hàng - khách sạn vì họ luôn phải đứng ra giao tiếp trực tiếp với đối tác khách hàng. Vậy nên, bên cạnh các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn thì những kỹ năng “bẩm sinh’’ của người quản lý phải luôn được bắt buộc khi bắt đầu ‘’dấn thân’’ vào ngành này. Hãy cùng tìm hiểu xem các kỹ năng đó là gì nhé!
1. Kỹ năng kết nối và xây dựng ngành nhà hàng khách sạn
Một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với một người lãnh đạo, quản lý trong ngành nhà hàng khách sạn là có thể xây dựng kết nối hiệu quả. Đó là kết nối và xây dựng nhóm khách hàng trung thành – những người quan tâm đến việc trở lại khách sạn/nhà hàng/tour du lịch.
Để trở thành một người quản lý tốt đòi hỏi bạn phải nắm vững yếu tố tâm lý học, biết cách xử lý xung đột ở nơi làm việc, hóa giải căng thẳng dù là với khách hàng hay với những nhân sự khác. Biết cách xây dựng môi trường hợp tác, cởi mở sẽ giúp nâng cao tinh thần, trách nhiệm và hiệu quả làm việc.
2. Kiến thức vận hành khách sạn, nhà hàng
Trách nhiệm hàng ngày của các nhà quản lý đòi hỏi một nền tảng cơ bản về kiến thức vận hành nhà hàng khách sạn. Nếu không có sự hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực như kế toán, quản lý nhân lực hoặc kiểm soát chi phí, các nhà quản lý sẽ không có khả năng đưa ra những quyết định cần thiết hàng ngày hay đề ra những chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
[caption id="attachment_6247" align="aligncenter" width="800"] Kỹ năng vận hành ngành nhà hàng khách sạn[/caption]3. Kỹ năng giao tiếp trong ngành nhà hàng khách sạn
Đọc, viết, nói và nói chuyện rõ ràng đều là những kỹ năng cần thiết trong công việc này. Ngoài ra, với nhiệm vụ viết các báo cáo cho công ty, thư tín trong kinh doanh, tổng hợp các biện pháp giải quyết vấn đề, người quản lý còn cần phải có ngữ pháp vững chắc cũng như phong cách sử dụng ngôn ngữ của riêng mình bởi vì bạn có thể phải trình bày trước nhiều đại diện cấp cao khác, hay khách hàng, hoặc dùng trong tuyển dụng nhân viên. Vì thế, phát biểu tốt trước công chúng là điều hoàn toàn cần thiết.
4. Kỹ năng tổ chức, quản lý tài chính trong ngành nhà hàng khách sạn
Làm giám đốc điều hành hay quản lý của một khách sạn bạn sẽ phải tiếp khách, giữ mối quan hệ đối tác, quản lý những vấn đề quan trọng của bộ phận tiền sảnh, buồng phòng, an ninh, tài chính và phát triển nhân viên. Nhà quản lý đó còn phải theo dõi sát sao những đánh giá nhân viên từ việc kiểm tra và tổ chức vấn đề thực phẩm, đồ uống cho một hội nghị tổ chức tại khách sạn. Trong lúc giải quyết những vấn đề đó, bạn cũng sẽ phải tổ chức là duy trì những dự án, lịch hẹn… Nhà tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong những khách sạn lớn – nơi có nhiều hoạt động phức tạp hơn.
[caption id="attachment_6248" align="aligncenter" width="800"] Kỹ năng quản lí tài chính ngành nhà hàng khách sạn[/caption]5. Linh hoạt
So với các ngành nghề khác, công việc khách sạn nhà hàng, du lịch – lữ hành thường yêu cầu nhân viên có thể làm thêm giờ, tăng ca. Bạn cần phải có khả năng chuyển đổi nhanh chóng từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác vì bất kỳ tình huống có thể xảy ra. Do đó, tính linh hoạt là một thuộc tính thiết yếu để thành công trong lĩnh vực này.
6. Quản lý trải nghiệm khách hàng
Một doanh nghiệp nhà hàng khách sạn phát triển nhờ vào khách hàng. Do đó, việc mang đến những dịch vụ tốt nhất để làm hài lòng các “thượng đế” chính là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. Để mang đến những dịch vụ tốt nhất, xây dựng được nhóm khách hàng trung thành đòi hỏi người quản lý phải thấu hiểu nhu cầu lẫn trải nghiệm của khách hàng. Điều này có thể thể hiện qua việc bạn chú ý đến những trang trí chi tiết trong sảnh khách sạn, tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng… Đây là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người quản lý nhà hàng khách sạn ngày nay.
7. Nhận thức về văn hóa
Các doanh nghiệp khách sạn luôn phải đón khách du lịch đến từ những quốc gia, nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Khả năng nhận thức văn hóa, nắm bắt chuẩn mực văn hóa của mình và những nước khác là rất quan trọng bởi mỗi đối tượng khách hàng sẽ có giá trị, hệ thống niềm tin và nhận thức khác nhau, vì vậy, doanh nghiệp phải biết cách thoát ra khỏi những rào cản văn hóa, giúp khách hàng thấy thoải mái với dịch vụ, không gian bạn mang đến. Mục tiêu là thỏa mãn nhu cầu, mang đến sự hài lòng để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ cũng như giới thiệu cho những người khác.